mỸ pHẨM liu

mỸ pHẨM liu

mỸ pHẨM liu

mỸ pHẨM liu

mỸ pHẨM liu
mỸ pHẨM liu
  • Banner 2

BỨC XẠ TỪ TIA UV ĐỐT CHÁY DA NHƯ THẾ NÀO

Trong ánh nắng mặt trời có chứa một lượng bức xạ không hề nhỏ - Dưới dạng các tia cực tím UVA/UVB. Nó có khả năng xuyên thấu và phá vỡ cấu trúc tế bào da, giết chết các tế bào mang nhiệm vụ tái tạo da. Trong đó, tia UVA có khả năng đi xuyên vào da sâu nhất, làm tổn hại đến các tế bào, cơ thể sẽ sản sinh ra một phản ứng để hạn chế và loại bỏ những tế bào hư hại bằng cách mở rộng mạch máu, tăng cường lượng máu đến vùng da cháy nắng. Điều đó cũng lí giải vì sao làn da bạn thường đỏ lên dưới ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, cảm giác nóng, rát khi cháy nắng cũng là một tín hiệu mà cơ thể gửi đến não bộ, như lời cầu cứu những biện pháp bảo vệ cho da.

 

Hình ảnh 1

Song song đó, tia UV kích thích cơ thể tăng quá trình sản sinh ra các hắc tố melanin, khi số lượng melanin trở nên dư thừa thì nó sẽ lên mặt da, tạo nên hiện tượng gọi là nám. Tuy nhiên, quá trình phát triển của melanin cũng cần có thời gian, vì vậy bạn thường không nhận ra da bị nám đi ngay tức thì nhưng đến khi nhận thấy bằng mắt thì lúc đó rất khó chữa trị. Hãy ngăn ngừa trước khi làn da lên tiếng cần được bảo vệ bạn nhé !

Giải mã chỉ số SPF và PA của kem chống nắng ?

Chỉ số SPF chính là yếu tố đầu tiên bạn cần xem xét. Mỗi chỉ số SPF sẽ tương ứng với 20 phút chống nắng cho da. Do đó, với một sản phẩm có chỉ số SPF 30 đồng nghĩa với việc bảo vệ da trong 600 phút dưới ánh nắng mặt trời. Chỉ số chống nắng SPF tối thiểu bạn nên mua là 20. Nhưng lời khuyên cho bạn là nên sử dụng hệ số bảo vệ từ 30-50 để bảo vệ da bạn tối ưu nhất.

 

Hình ảnh 2

- SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống tia UVB (tác nhân gây đen da, cháy nắng và ẩn chứa nguy cơ cho căn bệnh ung thư da). Chỉ số chống nắng SPF càng cao da bạn càng được bảo vệ tốt và thời gian hiệu quả càng được kéo dài khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi lấy chỉ số SPF nhân với 10 bạn sẽ biết được kem chống nắng chọn mua có khả năng bảo vệ da trong bao lâu.

- PA (Protection Grade of UVA) đây là chỉ số cho biết khả năng chống tia UVA, đồng thời có tác dụng dưỡng da. Hầu hết các loại kem chống nắng bán trên thị trường đều có thể chống tia UVB nhưng UVA thì không. Trong khi đó, UVA là nguyên nhân chính dẫn đến nám da và thúc đẩy quá trình lão hoá diễn ra nhanh hơn.

Chọn kem chống nắng nào tốt cho da ?

Kem chống nắng khi dùng thường xuyên có thể làm da mất đi độ ẩm, đặc biệt là với những bạn thoa chống nắng trực tiếp lên da mà không dưỡng da trước. Và với cái nóng có thể lên đến 40 độ của những ngày hè thì việc thất thoát nước qua da là không thể không có. Bởi lẽ đó bạn cần trang bị một sản phẩm kem chống nắng hội tụ các đặc tính sau:

- Chỉ số SPF phải từ 40 - 50+, cùng với chỉ số PA ít nhất là +++

- Khả năng chống trôi khi gặp nước và mồ hôi để đảm bảo da vẫn được bảo vệ tốt nhất

- Kết cấu kem nhẹ, chiết xuất tự nhiên an toàn và không gây kích ứng vào những ngày nắng nónG.

- Chứa hoạt chât giữ ẩm, khóa ẩm và tăng cường cấp nước cho da.

Bên cạnh đó chọn kem chống nắng phải dựa theo loại da của bạn: 

- Da nhạy cảm: Nên dùng dạng gel hoặc sữa chống nắng. Đây là một công thức hỗn hợp, chống oxy hóa tốt và hấp thu nhanh. Chỉ định cho tất cả các loại da, đặc biệt là da nhạy cảm.

- Da khô: nên sử dụng dạng kem hoặc dạng lotion. Chất kem mềm mịn, không như nước cũng không quá đặc. Nó cung cấp thêm nước giữ ẩm cho da.

- Da nhờn: nên dùng kem chống nắng dạng lỏng hoặc dạng sáp. Một kết cấu nhẹ nhàng, dễ chịu khi thoa và hấp thu rất dễ dàng. Dạng này rất tiện lợi tuy nhiên hơi tốn kem.

Da thường thì có thể dùng bất kỳ kem chống nắng dạng nào, miễn là da không bị kích ứng. 

Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

Ánh nắng mặt trời rất có lợi cho sự phát triển chiều cao của bạn, nhưng đó là vào khung giờ sáng sớm. Với các khung giờ từ 9h sáng đến 4h chiều thì đừng tự gây tổn thương cho da khi tiếp xúc với ánh nắng. Chỉ cần 5 phút thoa kem chống nắng trước khi ra nắng 15 phút là bạn đã có thể bảo vệ cho làn da của mình khỏe đẹp suốt 365 ngày.

 

Hình ảnh 3

Để bảo vệ khỏi tất cả các tia UV thì chọn kem chống nắng có cả chỉ số SPF và PA. Một lưu ý cho các bạn là dù chỉ số SPF cao có khả năng bảo vệ da hơn 8 tiếng. Nhưng bạn sẽ làm sạch da và thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2-3h. Bởi quá trình hoạt động, mồ hôi hay quá trình bốc hơi đã làm giảm bớt hiệu quả. Bên cạnh đó, bụi bẩn, dầu nhờn có thể bám sâu vào lỗ chân lông, gây tắt nghẽn nếu để lớp kem chống nắng bám trên da suốt ngày dài.

Nguồn: Sưu tầm

backtop